Posts

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện

Image
Total Productive Maintenance, viết tắt là TPM , là Bảo trì năng suất toàn diện. Đây là chiến lược quản lý sản xuất nhằm mục đích không xảy ra sự cố, không gây lỗi hỏng và không có tai nạn lao động. TPM được ứng dụng để tối đa hóa hiệu suất và bảo trì suốt vòng đời của thiết bị, tạo sự hài lòng cho người lao động, từ đó nâng cao năng suất và tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng.  Bảo trì năng suất toàn diện là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Bảo dưỡng máy móc là vô cùng quan trọng, đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Bảo trì đúng thời điểm, đào tạo công nhân vận hành đúng công suất, đúng quy trình để hạn chế các lỗi hỏng nghiêm trọng do dừng máy, gây ảnh hưởng đến chỉ số OEE (hiệu suất thiết bị tổng thể). Tuy nhiên, để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần xây dựng những trụ cột vững chắc. Đảm bảo 8 trụ cột, hay 8 nguyên tắc cơ bản của TPM là cách để doanh nghiệp duy trì hệ thống bảo trì lâu dài. Cải tiến có trọng điểm Đây là trụ cột đầu tiên ...

Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến quản lý vận hành sản xuất

Image
Công nghiệp 4.0 phát triển dựa trên sự tích hợp của cải tiến thông tin và công nghệ kết nối vào trong chuỗi giá trị bằng cách phương thức kết nối liên thông và số hóa các quy trình truyền thống. Ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại lợi ích dài hạn trong sản xuất mà nó còn giúp ích nhiều trong hoạt động quản lý vận hành.  Đặc trưng của công nghiệp 4.0 trong sản xuất Tính liên kết giữa vật lý mạng giữa các hệ thống Trên phạm vi rộng lớn kết nối kỹ thuật số, IoE (Internet of Everything) là sự kết hợp giữa IoT (Internet of Things) và IoP (Internet of People). Nguyên tắc trọng tâm của mô hình kỹ thuật số mới là liên kết mạng vật lý, diễn ra giữa con người, thiết bị và máy móc trong thời gian thực dựa vào đặc tính băng thông không dây của hệ thống internet hiện nay. Thông qua các đối tượng được kết nối, thông tin sẽ được chia sẻ dưới 3 hình thức công tác: giữa con người và con người, giữa con người với máy móc và giữa máy máy móc với máy móc. Tính minh bạch của t...

Vai trò của quản lý chất lượng trong quản lý sản xuất

Image
Kiểm soát chất lượng được coi là chìa khóa để xây dựng một doanh nghiệp thành công, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Đối với những doanh nghiệp lớn, quản lý chất lượng là thiết yếu để đảm bảo chất lượng cho những đơn hàng khổng lồ. Với những doanh nghiệp nhỏ hơn, quản lý chất lượng được triển khai sẽ giảm thiểu những lãng phí không đáng, giúp đạt được nhiều lợi nhuận hơn.  Quản lý chất lượng là gì?  Theo Wikipedia , quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng trong một tổ chức, mục tiêu chung là đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật và sản phẩm đầu ra hoạt động như mong đợi.  Những hoạt động quản lý chất lượng bao gồm: giám sát, đo lường, kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ, sau đó so sánh chúng với các tiêu chuẩn đã được thống nhất nhằm đảm bảo thành phẩm hoàn thiện đạt được yêu cầu của doanh nghiệp và khách hàng.  Việc quản lý chất lượng sẽ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khỏi những sản...

Lean là gì mà Toyota đã ứng dụng hơn nửa thập kỷ

Image
Khi nhắc tới Lean, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota là cái tên đầu tiên được nhớ đến. Trên thực tế, sản xuất tinh gọn được khởi nguồn từ nhà sản xuất ô tô Henry Ford từ đầu thế kỷ 20, sau này Toyota đã học hỏi và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sản xuất của Toyota và tạo nên hệ thống Toyota Production Systems đem lại kết quả đột phá, mang tên tuổi của Toyota ra toàn cầu.   Sự kết hợp của Lean trong hệ thống sản xuất của Toyota Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Ford là hãng ô tô đã có tên tuổi trên thế giới, không chỉ bởi những chiếc ô tô chất lượng hãng đem lại mà Ford còn được nhắc tới là ‘cha đẻ’ của phương thức sản xuất hàng loạt với sản lượng cực kỳ lớn. Với dây chuyền trong sản xuất này, Ford đã giảm thời gian sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô từ vài tiếng xuống còn vài phút, trong khi chất lượng thành phẩm tăng lên và đồng đều hơn. Trong thời gian từ năm 1908 đến 1927, Ford đã tạo ra 15 triệu xe Model T, một kỷ lục mà đến nay nó vẫn được người trong giớ...

Vòng tròn PDCA trong quản lý chất lượng sản xuất

Image
PDCA là phương pháp cải tiến chất lượng nằm trong triết lý sản xuất tinh gọn . Chu trình được thiết kế dựa trên việc lập kế hoạch, thực hiện thay đổi, đo lường kết quả, sau đó tích hợp trên toàn hệ thống. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện cải tiến liên tục cả con người và quy trình sản xuất. PDCA - chu trình cải tiến chất lượng hiệu quả PDCA là viết tắt của Plan - Do - Check - Act (Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động), giải thích ngắn gọn thì đây là mô hình để thực hiện sự thay đổi. Phương pháp này được đề xuất lần đầu tiên bởi tiến sĩ Walter A.Shewart, người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ vào cuối những năm 1930. Sau đó chu trình được phát triển bởi tiến sĩ William Deming và trở thành khuôn khổ cho những cải tiến liên tục trong sản xuất, quản lý và nhiều lĩnh vực khác. PDCA là một phương pháp bao gồm bốn giai đoạn đơn giản cho phép tránh những sai lầm lặp lại và cải thiện quy trình sản xuất. Chu trình này liên quan đến việc thử nghiệm nhữ...

Tại sao doanh nghiệp cần hệ thống quản lý sản xuất MES

Image
Sự phát triển của nhà máy thông minh đã đem lại những đột phá trong việc tăng hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tốc độ mở rộng quy mô, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó, mà các doanh nghiệp hiện nay không thể quản lý sản xuất thủ công như trước đây, mà cần tích hợp các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhằm tăng khả năng kiểm soát trên quy mô lớn. Hệ thống quản lý sản xuất MES là một trong số đó.  MES là gì? MES (Viết tắt của Manufacturing Execution System) là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất với mục tiêu cải thiện năng suất tổng thể, thực hiệu hiệu quả hoạt động sản xuất để gia tăng lợi nhuận.  MES được tích hợp các thiết bị IIoT để thu thập đầy đủ dữ liệu ngay trong quá trình sản xuất, các thông tin về hiệu suất, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên vật liệu, những công việc đang thực hiện và các hoạt động khác của nhà máy. Dữ liệu này sẽ được phân tích và sử dụng để người vận hành hoặc nhà quản lý đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra quyết định v...