Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến quản lý vận hành sản xuất

Công nghiệp 4.0 phát triển dựa trên sự tích hợp của cải tiến thông tin và công nghệ kết nối vào trong chuỗi giá trị bằng cách phương thức kết nối liên thông và số hóa các quy trình truyền thống. Ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại lợi ích dài hạn trong sản xuất mà nó còn giúp ích nhiều trong hoạt động quản lý vận hành. 

Đặc trưng của công nghiệp 4.0 trong sản xuất

Tính liên kết giữa vật lý mạng giữa các hệ thống

Trên phạm vi rộng lớn kết nối kỹ thuật số, IoE (Internet of Everything) là sự kết hợp giữa IoT (Internet of Things) và IoP (Internet of People). Nguyên tắc trọng tâm của mô hình kỹ thuật số mới là liên kết mạng vật lý, diễn ra giữa con người, thiết bị và máy móc trong thời gian thực dựa vào đặc tính băng thông không dây của hệ thống internet hiện nay. Thông qua các đối tượng được kết nối, thông tin sẽ được chia sẻ dưới 3 hình thức công tác: giữa con người và con người, giữa con người với máy móc và giữa máy máy móc với máy móc.

Tính minh bạch của thông tin và tận dụng Digital Twins trong hệ thống thế giới thực

Digital Twins cho phép mô phỏng, giám sát, điều khiển và tối ưu hóa quy trình sản xuất theo thời gian thực. Chúng có khả năng nhận thức được ngữ cảnh để liên kết thông tin với hệ thống vật lý Để tạo ra sự minh bạch, kết quả phân tích dữ liệu cần được thu thập và xử lý bằng các phần mềm thích hợp, cho phép cung cấp thông tin theo thời gian thực, đặc biệt là các hoạt động quan trọng.

Ra quyết định phi tập trung

Tính liên kết và minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phi tập trung. Thông tin được thu thập và phân tích sẽ được đổ về các phần mềm quản lý thực thi như MES hay phần mềm hoạch định nguồn lực ERP, cho phép phân quyền đến các cấp, từ nhân viên nhà xưởng đến nhà quản lý có thể truy cập dữ liệu chính xác mọi lúc, mọi nơi, đưa ra các quyết định chính xác hơn, tăng năng suất và hiệu quả tổng thể. 

Tăng tính tự chủ và linh hoạt của hệ thống vật lý mạng

Kết nối dữ liệu trên thời gian thực cho phép máy móc, thiết bị thông minh thích ứng linh hoạt với nhu cầu của thị trường hoặc tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Về khía cạnh con người, tự động hóa và việc đưa ra quyết định phi tập trung giải phóng cho người khỏi việc sản xuất nặng nhọc, thay đổi vai trò của lực lượng lao động trong hiện tại và tương lai.

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ 4.0 vào quản lý sản xuất như thế nào? 

Quản lý sản xuất là hoạt động theo dõi quá trình sản xuất và các nguồn lực liên quan. Trong đó, dữ liệu trong nhà máy sẽ là chìa khóa, là yếu tố then chốt để công ty quản lý sản xuất hiệu quả hơn, đạt được lợi thế cạnh tranh và cải thiện tốc độ tăng trưởng. 

Chỉ đạo sản xuất và quy trình sản xuất

Chỉ đạo sản xuất bao gồm các công việc: thiết lập chiến lược hoạt động, xác định mục tiêu, đưa ra các quyết định về sản phẩm, đổi mới, cải tiến dịch vụ và quản lý phạm vi hoạt động. Các quyết định chiến lược sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thị trường, đặc biệt là khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Do đó, các công ty cần thiết lập một quy trình cho phép thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Việc kết nối tất cả các hoạt động trong quá trình nên cùng nền tảng của IIoT để cập nhập, xử lý và cung cấp dữ liệu trên thời gian thực sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định nhanh chóng và linh hoat.

Định hình hoạt động và quy trình

Việc định hình hoạt động là xác định các yếu tố vật lý, các thành phần tham gia vào hoạt động và quy trình cùng với các nguồn lực, chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Đối với những doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi số sản xuất, nó còn bao gồm việc xem xét lựa chọn công nghệ và tích hợp với yếu tố con người. Trong hoạt động này, Công nghiệp 4.0 có thể hỗ trợ rất nhiều vì các công nghệ hiện đại sẽ thúc đẩy phân cấp, linh hoạt hơn và cung cấp thông tin trong thời gian thực để nhận biết tình trạng hoạt động.

Lập kế hoạch và kiểm soát quy trình 

Để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động, tất cả các hoạt động từ chuỗi cung ứng phải được lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát chặt chẽ. Để quản lý hiệu quả, quy trình này được cần sự hỗ trợ các phương pháp và kỹ thuật với dữ liệu và thông tin chính xác. Với vấn đề này, dây chuyền sản xuất thông minh với các thiết bị hiện đại được tích hợp cảm biến sẽ giúp thu thập và xử lý dữ liệu liên tục ngày trong quá trình sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu trong việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo kế hoạch. 

Đọc thêm: Vai trò quản lý chất lượng trong sản xuất

Cải tiến hoạt động

Vai trò của quản lý sản xuất không kết thúc với hoạt động giao hàng mà đây là một quá trình năng động với các cơ hội phát triển và cải tiến vì nhu cầu của thị trường và khách hàng luôn thay đổi. Do đó, các công ty nên đặt ra các chiến lược cải tiến trên nhiều mặt, như nâng cấp quản lý chất lượng, quản lý dự án và các hoạt động phân phối, chuyển đổi số từng bước để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất thông minh trong tương lai. 

Comments

Popular posts from this blog

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện