Tại sao doanh nghiệp cần hệ thống quản lý sản xuất MES

Sự phát triển của nhà máy thông minh đã đem lại những đột phá trong việc tăng hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tốc độ mở rộng quy mô, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó, mà các doanh nghiệp hiện nay không thể quản lý sản xuất thủ công như trước đây, mà cần tích hợp các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhằm tăng khả năng kiểm soát trên quy mô lớn. Hệ thống quản lý sản xuất MES là một trong số đó. 

MES là gì?

MES (Viết tắt của Manufacturing Execution System) là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất với mục tiêu cải thiện năng suất tổng thể, thực hiệu hiệu quả hoạt động sản xuất để gia tăng lợi nhuận. 

MES được tích hợp các thiết bị IIoT để thu thập đầy đủ dữ liệu ngay trong quá trình sản xuất, các thông tin về hiệu suất, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên vật liệu, những công việc đang thực hiện và các hoạt động khác của nhà máy. Dữ liệu này sẽ được phân tích và sử dụng để người vận hành hoặc nhà quản lý đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra quyết định và tối ưu hóa quy trình sản xuất. 

Giải pháp MES bao gồm nhiều module, như: lập lịch trình sản xuất, quản lý chất lượng, phân tích hiệu suất, thiết lập bảo trì, truy xuất nguồn gốc, thu thập dữ liệu,...

Ngoài hoạt động đơn lẻ, MES còn có thể tích hợp với phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP để phối hợp quản lý sản xuất toàn diện ở cả khối hiện trường đến khối văn phòng. 

Xem thêm 5 lý do nên tích hợp ERP và MES

MES cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc bằng QR Code

Ưu điểm của hệ thống MES

Hệ thống MES theo dõi một lượng dữ liệu khổng lồ, tạo ra thông tin chi tiết theo thời gian thực có thể thúc đẩy hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí. Các lợi ích khác của MES bao gồm:

Quản lý chất lượng 

Nhờ vào khả năng giám sát sản xuất và cập nhập thông tin dựa trên thời gian thực, hệ thống MES có khả năng nhận ra vấn đề trong dây chuyền sản xuất ngay lập tức và đưa ra quyết định tạm dừng để giải quyết vấn đề. Một số robot công nghiệp được lắp đặt tại nhà máy còn được trang bị camera cảm biến có khả năng kiểm tra chất lượng ngay trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp tránh khỏi sai sót số lượng lớn, giảm chất thải, phế liệu, sản xuất thừa và kịp thời chỉnh sửa. 

Tăng thời gian hoạt động

MES thiết lập lịch trình sản xuất thực tế bằng cách cân đối các nguồn lực về nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc và con người. Ngoài ra, nhờ dữ liệu chính xác, MES cung cấp khả năng bảo trì dự đoán để doanh nghiệp lên kế hoạch bảo dưỡng các máy, thay vì bảo trì phản ứng như trước đây. Việc này giúp nhà máy tránh khỏi tình trạng gián đoạn sản xuất vì lỗi máy và chủ động chuẩn bị các kế hoạch khác trong thời gian dừng nghỉ.

Tích hợp hai công việc lập lịch trình sản xuất và lên lịch bảo trì sẽ tối đa việc sử dụng tài sản, tăng thời gian hoạt động và cải thiện hiệu quả tổng thể của thiết bị (OEE).

Giảm hàng tồn kho

Hệ thống thực thi sản xuất MES giúp giám sát hàng tồn kho và những vật liệu không phù hợp và phế liệu để bộ phận thu mua, vận chuyển và lập kế hoạch luôn nắm bắt chính xác số lượng tồn kho khả dụng. Điều này giúp giảm lượng hàng tồn kho ‘Just in case’ và hàng WIP, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giám sát hàng tồn kho.

Số hóa quy trình giấy tờ

Loại bỏ các thủ tục giấy tờ đồng nghĩa với việc ít khả năng xảy ra sai sót do con người. Dữ liệu được ghi lại từ nhà xưởng (tầng Shop Floor) sẽ được kết nối thông suốt, liên tục đến tầng chiến lược (Tầng Top Floor) trên các nền tảng tích hợp. Các nhà quản lý sẽ luôn truy cập được dữ liệu bất cứ khi nào họ cần và đưa ra những quyết định trên thời gian thực kịp thời. 

Truy xuất nguồn gốc

MES theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu đến cuối quy trình, mã hóa các thông tin về sản phẩm thành QR Code/BarCode để dán lên các lô sản phẩm. Khi cần truy xuất nguồn gốc, người dùng có thể dễ dàng truy cập các thông tin về nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối để nắm bắt được thông tin của lô hàng trên toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Kết

Trong bối cảnh sản xuất thông minh là xu thế và tương lai của ngành sản xuất, việc tăng hiệu quả quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là điều hoàn toàn cần thiết. Không chỉ MES, các nhà quản lý nên xem xét và lên kế hoạch chi tiết để ứng dụng và thực thi các phần mềm quản lý để tăng khả năng kết nối, giám sát và đưa ra quyết định, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Comments

Popular posts from this blog

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện