5 lý do ERP nên được tích hợp MES trong quản trị doanh nghiệp

Phần mềm quản trị là một giải pháp cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào, đặc biệt trong thời điểm chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mở ra nhiều cơ hội. Thực trạng ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp hiện nay hầu hết khá rời rạc, mỗi chức năng lại được quản lý trên một nền tảng riêng mà không có sự kết nối. Nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn triển khai giải pháp ERP và loại bỏ MES, hoặc ngược lại trong khi có thể tích hợp tương thích cả hai hệ thống này để tối đa hóa lợi ích. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 5 lý do ERP nên được tích hợp với MES trong quản trị doanh nghiệp. 

Hệ thống ERP không được thiết kế để quản lý sản xuất tại hiện trường

Giải pháp ERP vốn được biết đến là một phần mềm quản trị đa chức năng, từ quản trị mua hàng, bán hàng, quản trị tồn kho, quản trị kế toán-tài chính-kinh tế, lập kế hoạch sản xuất và báo cáo quản trị. Việc này mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp khi có thể theo dõi và thực hiện các hoạt động quản lý trong cùng một nền tảng. Tuy nhiên, những tính năng của ERP không thể kết nối với các máy tại hiện trường sản xuất để biết máy nào đã kết thúc hoạt động hoặc kết quả ra sao. Điều này dẫn theo việc ERP bị hạn chế trong việc cập nhập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực (realtime). Trong khi MES là phần mềm thực thi sản xuất sẽ luôn theo sát những hoạt động sản xuất diễn ra tại nhà máy, cung cấp các thông tin có độ chính xác cao dựa trên thời gian thực. 

Tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi 

Bất kỳ sự thay đổi nào ở thị trường, dẫn tới điều chỉnh chiến lược sản xuất tại ERP sẽ tạo ra sự gián đoạn lớn trên hiện trường. Do đó, hệ thống quản lý sản xuất phải được thiết kế và thực hiện cụ thể để quản lý cả về mặt số lượng và tốc độ sản xuất. 

Hệ thống MES các thiết bị IoT hoặc các thiết bị SCADA để có thể thu thập các dữ liệu về thời gian hoạt động của máy chạy, máy dừng, sản lượng sản xuất,... sẽ cho phép nó lập lịch trình sản xuất và quản trị hoạt động sản xuất theo thời gian thực, đảm bảo sẽ thực hiện tốt bất cứ yêu cầu nào từ ERP. 

Thông suốt dữ liệu 

Xu hướng nhà máy thông minh hiện nay có sự tích hợp giữa nhiều công nghệ 4.0 đề cao tính kết nối và khả năng tập hợp và phân tích dữ liệu dựa trên thời gian thực, từ đó phân tích và đưa ra những quyết định quan trọng. Thông tin được cập nhật từ nhà máy nhờ các thiết bị cảm biến, công nghệ RFID, QR Code,.. với công nghệ AI, Big Data và trao đổi thông tin qua từng tầng quản trị. Do vậy mà yêu cầu về sự thông suốt thông tin để tối đa hoạt động quản trị nhà máy cần được chú trọng. 

Thông thường, hệ thống ERP được sử dụng tại nhóm ‘văn phòng’, ERP sẽ tổ chức thông tin để người dùng phân tích và đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu đó. Tại tầng sản xuất, mọi thứ sẽ diễn ra nhanh hơn, thông tin phải được tổng hợp để đưa ra quyết định thật nhanh, nếu không phải là lập tức. Nhân viên ở tầng quản lý và tầng nhà xưởng sẽ cần những dữ liệu trình bày theo hình thức khác nhau dành cho nhiều đối tượng, đòi hỏi doanh nghiệp tích hợp đa dạng các hệ thống. 

Chuỗi cung ứng toàn cầu yêu cầu nhiều hơn là chiến lược và thương mại

Dưới sự phát triển của sản xuất thông minh, các doanh nghiệp ngày nay không đơn giản cạnh tranh về mặt sản xuất mà đã mở rộng lên thành cạnh tranh trên chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là hiệu quả sản xuất cần được giám sát trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt được mục đích này với sự kết nối dữ liệu rời rạc từ tầng Shop Floor đến Top Floor. 

Tích hợp thông tin chỉ có thể được thực hiện thông qua sự kết nối liên tục trong tất cả các cấp và từng mắt xích trong chuỗi. Chỉ có việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác, liên tục thì chuỗi cung ứng mới có thể hoạt động hiệu quả trên thị trường.

ERP đưa ra quyết định quản trị, MES thực thi quyết định

Trong khi ERP đóng vai trò như một nhà quản trị đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, thì các tính năng của hệ thống MES như: thiết lập lịch trình sản xuất, quản lý chất lượng, quản trị hoạt động sản xuất, khả năng truy xuất nguồn gốc, lên kế hoạch bảo trì, phân tích hiệu suất máy móc tổng thể OEE sẽ là một người vận hành cần mẫn, thực thi các yêu cầu của nhà quản trị một cách chuẩn xác. 

Có thể nhận thấy tích hợp hai hệ thống ERP và MES là sự cộng sinh quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được bất kỳ mục tiêu nào. Nếu doanh nghiệp muốn nhanh chóng tốc độ sản xuất, mở rộng quy mô và đạt được tối ưu lợi nhuận, nhà quản trị hãy nhanh chóng triển khai tích hợp ERP và MES. 

Comments

Popular posts from this blog

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện