Nguyên tắc của phương pháp Kanban và những lợi ích trong quản trị sản xuất
Kanban trong tiếng Nhật có nghĩa là ‘bảng trực quan’. Định nghĩa này lần đầu tiên được ứng dụng bởi Toyota như một hệ thống lên kế hoạch cho sản xuất tinh gọn, bắt nguồn từ ‘Toyota Production System’. Đến cuối những năm 1940, Toyota bắt đầu ứng dụng phương pháp sản xuất ‘Just in time’ - một cách tiếp cận cho hệ thống kéo (Pull System), sản xuất theo nhu cầu của khách hàng thay vì sản xuất đẩy như trước đây, với mục tiêu tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng mà không gia tăng thêm chi phí.
Đến đầu thế kỷ 21, các công ty lớn trong ngành công nghiệp phần mềm nhanh chóng nhận ra cách Kanban có thể thay đổi tích cực cách thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Sau nhiều năm thử nghiệm và nỗ lực phát triển bởi các chuyên gia LEAN, phương pháp Kanban ra mắt vào năm 2007 đã vượt qua giới hạn trong ngành sản xuất ô tô và được phổ biến rộng rãi đến nhiều ngành như công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, R&D, …
Các nhà sản xuất nhỏ hoàn toàn có thể thiết lập bảng Kanban với 3 bước cột đơn giản nhất: ‘Công việc’, ‘Đang thực hiện’, ‘Hoàn thành’. Khi được xây dựng và thực hiện tuần tự, Kanban góp phần không nhỏ trong việc quản trị sản xuất, mở các nút thắt và giúp quá trình sản xuất trơn tru.
Đọc thêm: 10 nguyên tắc của Kaizen hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sản xuất
Nguyên sơ của phương pháp Kanban
Các nguyên tắc của Kanban
Kanban được thiết lập như một các tiếp cận với những gia tăng, nâng cấp quy trình và thay đổi hệ thống cho các tổ chức và tập trung vào hoàn thành công việc. Các nguyên tắc cơ bản của Kanban có thể được chia thành 2 loại với 6 cách thực hành.
Lợi ích vượt trội mà phương pháp Kanban đem lại
Bên cạnh khả năng nâng cao hiển thị công việc và cải tiến liên tục, phương pháp Kanban còn đem lại 6 lợi ích vượt trội giúp doanh nghiệp quản lý và vận hành hiệu quả hơn.
Tăng khả năng hiển thị của luồng
Ý tưởng sơ khai của Kanban là trực quan hóa các hoạt động công việc. Bằng cách này, bảng Kanban sẽ biến thành một trung tâm thông minh mà mọi người đều có thể truy cập và cập nhập về trạng thái của dự án. Các nhiệm vụ sẽ được hiển thị theo từng mục, mang lại sự rõ và và minh bạch trong toàn bộ quá trình làm việc.
Hiện nay, phương pháp Kanban được tích hợp trên những phần mềm quản lý sản xuất càng tăng thêm tiện ích, khi các nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm, di chuyển và theo dõi hoạt động sản xuất.
Cải thiện tốc độ giao hàng
Kanban cung cấp nhiều cách để người vận hành dự án giám sát chặt chẽ và đưa ra những phân tích về việc phân bổ công việc. Kanban giúp lên kế hoạch sản xuất trong thời gian gian cụ thể để đảm bảo tiến độ hoàn thành. Nhờ theo sát bảng kế hoạch này, các vấn đề gây nên tắc nghẽn hoặc trì hoãn trong dây chuyền sản xuất dễ dàng được xác định. Từ đây, các nhóm sẽ có thể nhanh chóng giải quyết những thách thức để cải thiện quy trình và tốc độ phân phối của họ.
Tăng sự tương thích giữa mục tiêu kinh doanh và thực tế sản xuất
Việc thúc đẩy tính minh bạch, khuyến khích phản hồi và có những cuộc họp đánh giá thường xuyên, Kanban sẽ cho phép điều chỉnh các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất thực tế. Sự liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường hoặc yêu cầu của khách hàng.
Tăng khả năng dự đoán
Khi tạo ra một bảng Kanban và sắp xếp các hạng mục của công việc trên đó, doanh nghiệp sẽ hiểu sâu hơn về quy trình, phân tích chu kỳ thời gian cho phép công ty cải thiện dự đoán về khối lượng công việc được hoàn thành trong tương lai. Ngoài ra, hiểu được tính nhất quán của xuất lượng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những dự báo và đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Cải thiện khả năng quản lý quy mô và sự phụ thuộc
Tính năng trực quan hóa của Kanban cũng được áp dụng trong việc lập biểu đồ và quản lý các yếu tố phục thuộc. Khi bắt đầu áp dụng Kanban, doanh nghiệp sẽ liên kết những công việc độc lập, sau đó quản lý luồng hoạt động giữa chúng. Điều này cung cấp các thông tin chi tiết về tình hình hoạt động hiện tại và ý tưởng để cải tiến. Mặt khác, nó cũng tạo ra sự minh bạch trong quản lý chiến lược đối với quy trình làm việc và kết nối giữa các nhóm.
Tăng sự hài lòng của khách hàng
Phương pháp Kanban ra đời nhằm phục vụ cho việc quản lý sản xuất kéo theo nhu cầu của khách hàng, nó giúp doanh nghiệp giảm lãng phí bằng cách tập trung vào các nhiệm vụ cần thiết trong hiện tại. Bằng cách sử dụng công nghệ trực quan hóa và hiển thị các giới hạn công việc đang tiến hành, doanh nghiệp có thể chắc chắn về sản phẩm đầu ra cũng như thời gian giao hàng sẽ thỏa mãn kỳ vọng khách hàng.
Hiện nay, phương pháp Kanban được tích hợp trên những phần mềm quản lý sản xuất càng tăng thêm tiện ích, khi các nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm, di chuyển và theo dõi hoạt động sản xuất.
Comments
Post a Comment