Posts

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

Image
Quản lý vận hành có thể là một thách thức trong nhiều lĩnh vực sản xuất, khi các nhà quản trị gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình sản xuất tại hiện trường. Việc lên kế hoạch, lên lịch và thực thi sản xuất thường diễn ra thủ công, độc lập và thiếu kết nối dữ liệu giữa tầng quản trị (Top Floor) và tầng nhà xưởng (Shop Floor), hình thành một dây chuyền sản xuất không hiệu quả, làm gia tăng chi phí.  Để giải quyết vấn đề trên, hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất (Shop Floor Control System) có chức năng theo dõi, lên kế hoạch và báo cáo tiến trình sản xuất tại nhà máy. Hoạt động này cho phép nhà sản xuất cập nhật thông tin sản xuất trên thời gian thực, cho phép họ truy cập dễ dàng từ xa trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính, email,... 5 ưu điểm của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất (SFC) bao gồm:  Cung cấp dữ liệu dựa trên thời gian thực  Với các nhà máy sản xuất truyền thống, việc nhập dữ liệu và tạo báo cáo diễn ra thủ công khi các nhân viên phải nh...

5 mục tiêu của Lean Six Sigma mà mọi nhà quản trị chất lượng nên biết

Image
Lean Six Sigma là phương pháp kết hợp những đặc trưng nổi bật của sản xuất tinh gọn Lean và phương pháp quản trị chất lượng Six Sigma với mục tiêu giảm lãng phí trong sản xuất và đem lại một khuôn mẫu cho sự thay đổi văn hóa tổ chức tổng thể. Khi áp dụng Lean Six Sigma, tư duy của nhà quản lý và nhân viên sẽ thay đổi để tập trung cho tăng trưởng và cải tiến liên tục, mang đến hiệu quả tổ chức cao hơn và tăng lợi nhuận. Dưới đây là 5 mục tiêu cốt lõi khi ứng dụng Lean Six Sigma. Tập trung vào khách hàng Trong bất kỳ lĩnh vực nào, khách hàng luôn yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do đó, mọi sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cần dựa trên nhu cầu và coi việc chinh phục sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm. Mọi sự thay đổi nhỏ trong quy trình, nguyên liệu đầu vào, vận chuyển,... có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đều cần xem xét và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.  Trực quan hóa sơ đồ chuỗi giá trị Sơ đồ chuỗi giá trị ( Value Stream Mapping ) là một phương phá...

Đổi mới quản trị doanh nghiệp sản xuất với giải pháp ERP

Image
Quản trị doanh nghiệp sản xuất là một phạm trù rộng, yêu cầu nhà quản trị phải bao quát được hoạt động sản xuất từ tầng nhà xưởng (Shop Floor) đến tầng quản trị (Top Floor). Để tăng khả năng giám sát công việc, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn đổi mới quản trị doanh nghiệp sản xuất với giải pháp ERP. ERP - Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Giải pháp ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning) là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, cho phép tất cả các nhân sự làm việc trên cùng một nền tảng all-in-one và sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu để thống nhất thông tin trong quá trình làm việc và quản lý.  Đọc thêm: Các phân hệ trong erp Nếu như các phương thức quản trị sản xuất cũ sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ cho mỗi phòng ban kế toán, quản lý kho , nhân sự, giao hàng,... gây ra sự rời rạc trong quản lý và đứt gãy dòng chảy thông tin, khiến sự phối hợp làm việc bị chậm trễ và kém hiệu quả. Ngược lại, ERP là một nền tảng tích hợp nhiều phần mềm đơn lẻ thành...

7 bí quyết giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Image
Quản lý hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng giúp tối đa lợi nhuận, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn chưa chú trọng đầu tư vào những phương pháp kiểm soát kho hàng. Một số nhà sản xuất dự trữ quá ít so với nhu cầu của thị trường. Một số doanh nghiệp ngược lại sản xuất dư thừa để dự phòng. Cả hai điều này đều gây nên những lãng phí cho doanh nghiệp về cả chi phí và nguồn lực. Vậy đâu mới là lời giải cho bài toán quản trị kho? Bài viết dưới đây của blog quản lý sản xuất sẽ chia sẻ cho bạn 7 bí quyết quản lý hàng tồn kho hiệu quả, thích hợp cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ đến lớn.  Xác định những ưu tiên tồn kho  Việc phân loại những mặt hàng lưu kho thành các nhóm ưu tiên sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những sản phẩm nào cần đặt hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đây là những mặt hàng quan trọng với doanh nghiệp, đem lại lợi doanh số cao nhưng đồng nghĩa với việc nó cũng tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian vận chuyển hơn. Các chuyên gia cho rằng quản lý tồn ...

Hệ thống Just In Time - bí quyết thành công của Toyota

Image
Toyota là hãng ô tô Nhật Bản, ra đời vào thời điểm đã có những tên tuổi lớn trên thế giới, tuy nhiên vẫn trở thành một đế chế ô tô toàn cầu. Bí quyết của Toyota là áp dụng triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) để tối ưu nhà máy, tối đa giá trị mà khách hàng nhận được, đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Toyota đã áp dụng rất nhiều phương pháp của Lean bao gồm Kaizen , MUDA , Kanban ,... và một trong những phương pháp làm nên thành công của doanh nghiệp chính là Just In Time (JIT). Just In Time là gì? “Just In Time” (JIT), là Hệ thống sản xuất tức thời. Đây là tư duy quản lý sản xuất theo hướng hiện đại nhằm cải tiến chất lượng liên tục và loại bỏ những lãng phí làm trì hoãn quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, JIT là phương pháp “ đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết ”. Là một phần của khái niệm sản xuất tinh gọn, trong JIT, những quy trình sản xuất không mang lại giá trị sẽ bị loại bỏ. Nói cách khác, phư...

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Image
Loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất là một phần của tư duy sản xuất tinh gọn . Tối ưu hóa hoạt động sản xuất bằng cách tận dụng tối đa nguồn nhân lực và vật lực mà không gây lãng phí là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng suất nhà máy. Trong sản xuất, “lãng phí” (tiếng Nhật: MUDA ) là bất kỳ hoạt động nào trong quy trình không tạo thêm giá trị cho khách hàng. Ở Nhật Bản, định nghĩa MUDA bao gồm 7 loại lãng phí được Taiichi Ohno, Kỹ sư trưởng của Toyota, phát triển như một phần của Hệ thống sản xuất Toyota. Bảy loại lãng phí này bao gồm Vận chuyển (Transportation), Hàng tồn kho (Inventory), Chuyển động (Motion), Chờ đợi (Waiting), Sản xuất thừa (Overproduction), Quy trình thừa (Overprocessing) và Lỗi hỏng (Defects). 7 lãng phí này thường được viết tắt là TIMWOOD. Sự lãng phí thứ 8 là lãng phí về tài năng của người lao động (Skill), được đề cập vào những năm 1990 khi hệ thống sản xuất Toyota được áp dụng ở các nước phương Tây. Do đó, 8 lãng phí được...