Đổi mới quản trị doanh nghiệp sản xuất với giải pháp ERP

Quản trị doanh nghiệp sản xuất là một phạm trù rộng, yêu cầu nhà quản trị phải bao quát được hoạt động sản xuất từ tầng nhà xưởng (Shop Floor) đến tầng quản trị (Top Floor). Để tăng khả năng giám sát công việc, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn đổi mới quản trị doanh nghiệp sản xuất với giải pháp ERP.

ERP - Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Giải pháp ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning) là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, cho phép tất cả các nhân sự làm việc trên cùng một nền tảng all-in-one và sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu để thống nhất thông tin trong quá trình làm việc và quản lý. 

Đọc thêm: Các phân hệ trong erp

Nếu như các phương thức quản trị sản xuất cũ sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ cho mỗi phòng ban kế toán, quản lý kho, nhân sự, giao hàng,... gây ra sự rời rạc trong quản lý và đứt gãy dòng chảy thông tin, khiến sự phối hợp làm việc bị chậm trễ và kém hiệu quả.

Ngược lại, ERP là một nền tảng tích hợp nhiều phần mềm đơn lẻ thành một phần mềm đa chức năng, tích hợp trên một nền tảng duy nhất, cho phép liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, các phòng ban có thể làm việc, chia sẻ dữ liệu và cộng tác trong một phần mềm duy nhất. Bên cạnh đó, ERP có khả năng phân tích dữ liệu, cung cấp các báo cáo chuyên sâu từ đó đưa ra những dự báo cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới. 

Các module quan trọng của giải pháp ERP

Quản lý mua hàng

Với sự liên kết chặt chẽ với chức năng kho vận, module quản lý mua hàng cho phép doanh nghiệp lên kế hoạch mua hàng, yêu cầu mua hàng theo số lượng chính xác để đáp ứng sản xuất, xác định đối tác cung cấp tiềm năng, đánh giá chất lượng. Nhà quản trị có thể theo dõi báo cáo mua hàng dễ dàng bằng những biểu đồ trực quan. 

Quản lý bán hàng 

Bao gồm các hoạt động: Lập báo giá và quản lý báo giá, hợp đồng và đơn hàng; quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý công nợ,... Báo cáo được hiển thị dưới dạng biểu đồ, doanh nghiệp có thể quản lý cả số lượng tồn kho, số lượng bán, tình trạng lãi, lỗ hoặc đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing. 

Quản lý hàng tồn kho 

Chức năng quản lý tồn kho cho phép doanh nghiệp tiết kiệm sức lao động của người lao động bằng cách tích hợp các thiết bị công nghệ thông minh như mã vạch QR Code/Barcode, Pick to light, Handy Terminal,... Bằng một thao tác quét mã vạch đơn giản, người vận hành dễ dàng cập nhật thông tin về các đơn hàng, đổ dữ liệu về phần mềm để báo cáo theo ngày, theo tuần hoặc định kỳ về số lượng nhập/xuất. Điều này đặc biệt cần thiết với những doanh nghiệp có quy mô lớn với số lượng sản phẩm khổng lồ. 

Báo cáo quản trị 

Các báo cáo về phân tích lợi nhuận, báo cáo tình hình triển khai kế hoạch, báo cáo bán hàng theo khách hàng, báo cáo lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế... sẽ được cập nhật định kỳ theo tháng/năm với số liệu chính xác, cụ thể. 

Quản lý kế toán - tài chính

Sử dụng những dữ liệu từ các chức năng quản lý kho, bán hàng, mua hàng,... module quản lý kế toán tài chính có khả năng xử lý mọi chi phí trong doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, liên tục và hiệu quả từ kế toán mua hàng, bán hàng, kế toán lương, kế toán tài sản,…

Quản lý sản xuất 

Phần mềm ERP hỗ trợ nhà quản trị lập kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế. Một số phần mềm ERP tùy chỉnh còn tích hợp phần mềm lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu MRP, đưa ra yêu cầu mua, tránh trường hợp gián đoạn dây chuyền sản xuất do thiếu nguồn vật liệu. 

Quản trị quan hệ khách hàng 

Mọi thông tin về khách hàng, lịch sử mua hàng, kênh tiếp cận sẽ được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống của phần mềm ERP, đánh giá, phân tích và phân loại khách hàng, tạo nên những dữ liệu hữu ích cho hoạt động chăm sóc, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây cũng là một chức năng quan trọng phục vụ cho việc triển khai hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhắm tới các nhóm khách hàng mục tiêu với đúng công cụ marketing cho các nhóm khách hàng khác nhau, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu quả của chiến dịch. 

KẾT

Giải pháp ERP bắt đầu được ứng dụng từ những năm 1990 và ngày càng được nâng cấp cùng với những công nghệ mới, đem lại hiệu quả quản trị cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc tích hợp ERP và MES (hệ thống điều hành và thực thi sản xuất) để tối đa khả năng quản trị hiệu quả trên toàn doanh nghiệp. 

Comments

Popular posts from this blog

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện