5 mục tiêu của Lean Six Sigma mà mọi nhà quản trị chất lượng nên biết

Lean Six Sigma là phương pháp kết hợp những đặc trưng nổi bật của sản xuất tinh gọn Lean và phương pháp quản trị chất lượng Six Sigma với mục tiêu giảm lãng phí trong sản xuất và đem lại một khuôn mẫu cho sự thay đổi văn hóa tổ chức tổng thể. Khi áp dụng Lean Six Sigma, tư duy của nhà quản lý và nhân viên sẽ thay đổi để tập trung cho tăng trưởng và cải tiến liên tục, mang đến hiệu quả tổ chức cao hơn và tăng lợi nhuận. Dưới đây là 5 mục tiêu cốt lõi khi ứng dụng Lean Six Sigma.

Tập trung vào khách hàng

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, khách hàng luôn yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do đó, mọi sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cần dựa trên nhu cầu và coi việc chinh phục sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm. Mọi sự thay đổi nhỏ trong quy trình, nguyên liệu đầu vào, vận chuyển,... có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đều cần xem xét và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

Trực quan hóa sơ đồ chuỗi giá trị

Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) là một phương pháp trực quan hóa quy trình làm việc, thể hiện các bước từ đầu đến cuối quy trình, phân tích trạng thái hiện tại và thiết kế trạng thái trong tương lai cho chuỗi các quy trình. Trong trường hợp nhà quản lý muốn thay đổi quy trình để nâng cao chất lượng, sơ đồ sẽ trình bày và phân tích chi tiết các bước trong sản xuất hiện tại để doanh nghiệp có những đánh giá và tạo ra những cải tiến.

Nhờ trực quan hóa quy trình, các nhân viên đặc biệt là người mới có thể dễ dàng tiếp cận với quy trình sản xuất của doanh nghiệp, hiểu được các bước sản xuất, nhanh chóng nắm bắt được công việc và tăng sự phối hợp giữa các nhân viên nhờ thống nhất quy trình. 

Loại bỏ lãng phí sản xuất 

Theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn Lean, có 8 lãng phí trong sản xuất các tổ chức cần loại bỏ: sản xuất dư thừa, lãng phí do khuyết tật, lãng phí tồn kho, lãng phí do quá trình, lãng phí trong hoạt động, lãng phí trong thời gian vô ích, lãng phí nguồn nhân lực và lãng phí vận chuyển. 

Phương pháp Lean Six Sigma thúc đẩy văn hóa tổ chức có trách nhiệm với việc xử lý lãng phí, trong đó Six Sigma tập trung vào việc giảm thiểu các biến thể và tiêu chuẩn hóa trên các nguyên tắc: 

  • Ghi lại các quy trình

  • Thiết lập và chia sẻ các phương pháp tốt nhất

  • Tạo các danh sách kiểm tra trong quá trình sản xuất để mọi nhân viên có thể nắm bắt và thực hiện 

  • Đảm bảo các nhân viên đều được thống nhất trong quy trình đào tạo 

  • Sử dụng biểu mẫu và mẫu 

  • Tự động hóa các hoạt động mang tính lặp lại, nhàm chán và dễ gây ra lỗi

Tăng sự tương tác trong nhóm

Khi thực hiện những thay đổi về quy trình sản xuất, các doanh nghiệp cần truyền đạt tiêu chuẩn và quy tắc mới cho các nhân viên một cách hiệu quả bằng cách tổ chức đào tạo và khuyến khích những phản hồi từ họ. Một số cách phương pháp Lean Six Sigma tạo ra để tăng sự giao tiếp hiệu quả trong nhóm: 

  • Xây dựng cơ sở kiến thức mới hoặc cập nhật hệ thống quản trị tri thức hiện có

  • Trực quan hóa bằng cách tạo lưu đồ quy trình sản xuất để thông báo cho các nhân viên những thay đổi trong quy trình làm việc của họ

  • Giúp nhân viên và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận quy trình theo vai trò và chuyên môn 

  • Cập nhập cơ sở kiến thức để hỗ trợ khách hàng

Xây dựng văn hóa sản xuất linh hoạt và cải tiến liên tục 

Nguyên tắc Lean Six Sigma hướng tới sự thay đổi liên tục và coi sự thay đổi này là cần thiết trong quá trình cải tiến chất lượng. Điều này rất có lợi cho doanh nghiệp để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường, tuy nhiên đây lại là một bài toán khó với các nhân viên khi họ liên tục phải thích ứng với những quy trình mới. Do vậy, các doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên, xua tan nỗi lo của họ bằng việc giải thích những lợi ích của sự thay đổi thông qua dữ liệu, tạo động lực làm việc hướng tới mục tiêu cải tiến liên tục.

Kết

Nhờ vào sự tích hợp hiệu quả giảm thiểu lãng phí của Lean và các công cụ, kỹ thuật cải thiện quy trình dựa trên số liệu của Six Sigma, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí thông quan giảm lãng phí và thời gian chờ, rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp dịch vụ, giảm tỷ lệ phế phẩm, tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hình thành hệ thống quản lý và giải quyết vấn đề một cách khoa học và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. 


Comments

Popular posts from this blog

Nhận diện 8 lãng phí trong doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống kiểm soát khu vực sản xuất ( SFC-Shop Floor Control)

8 trụ cột của Bảo trì năng suất toàn diện